Chào mừng bạn đến với CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HCT

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HCT

Trụ sở: Số 14/18 Ngõ 165 Đường Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Nhà máy: Điểm công nghiệp Di Trạch, Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội

Nguồn nước bạn đang dùng có thực sự sạch và an toàn?

Home / Tin tức / Nguồn nước bạn đang dùng có thực sự sạch và an toàn?

Nước ngầm, nước khai thác trên sông, hồ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các hộ dân khu vực sâu, xa, miền núi, … Tuy nhiên, nhiều nguồn nước ngầm đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều tác nhân.

Các tác nhân tự nhiên:

– Đặc tính địa chất của nguồn nước: Nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm; nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

– Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng: các chất độc hại ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Các tác nhân nhân tạo:

Hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước.

  • Các chất thải từ sinh hoạt, y tế: Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng quá mức các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp: Việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
  • Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo lượng rác thải do hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ô nhiễm nguồn nước.

NGUỒN NƯỚC MÁY

Thực tế, các tiêu chuẩn nước máy thường được tính và đo đạc ở đầu các nhà máy nước. Tuy nhiên, nước máy sinh hoạt được chuyển từ nhà máy nước qua các đường ống đến từng gia đình. Đường ống nước sau thời gian sử dụng lâu ngày có thể gây ra những vấn đề làm bẩn nguồn nước sử dụng, khiến nước bị nhiễm cặn thô – các loại cặn, rỉ sét tích tụ trong đường ống.

Khác với nhiều quốc gia tại Châu Âu – Hoa Kỳ, tại Việt Nam, chưa có nhà máy nước nào cung cấp nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước ăn uống, tất cả mới chi đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Không chỉ vậy, nguồn nước máy còn có độ cứng do Canxi, Magie hòa tan trong nước gây đóng cặn trong các thiết bị đựng và nấu nước. Nước nhiễm chì là một trong những yếu tố gây nên bệnh ung thư và điều này đặc biệt nguy hiểm với những trẻ nhỏ trong gia đình.

Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ nhiễm trong nước máy như Benzene, Chlordane, Trichloethylene… đều là những nguồn gây nên bệnh ung thư. Clo khiến nước có mùi khó chịu và không tốt khi con người trực tiếp sử dụng. Ngoài các loại hợp chất hóa học này, các ký sinh trùng và các vi khuẩn như Coliform, Cryptosporidium và Giardia Lamblia cũng có khả năng sống trong môi trường Clo, là nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

LÀM SAO ĐỂ AN TÂM SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĂN UỐNG?

Trước tình trạng nguồn nước tại Việt Nam chưa đảm bảo và đồng nhất về các chỉ tiêu cho ăn uống, sinh hoạt, máy lọc nước là giải pháp đã giúp cho chất lượng nước sử dụng của người dân được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, để tối ưu được cả về chất lượng nước sử dụng cũng như các chi phí bỏ ra, bạn cần căn cứ vào chất lượng nước đầu vào và nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại máy lọc nước và công nghệ lọc phù hợp cho gia đình mình, cơ quan hay trường học…

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC NHƯ NÀO?

Mỗi loại nguồn nước như nước giếng khoan, nước sông, nước máy, … đều có rất nhiều các chỉ tiêu thể hiện cho hàm lượng các chất hòa tan trong nước. Bộ Y tế Việt Nam ban hành tiêu chuẩn cho các loại nước khác nhau, như tiêu chuẩn cho nước ăn uống, nước tinh khiết đóng chai, đóng bình có tới 28 chỉ tiêu hóa lý và vi sinh.

Như vậy, để kiểm tra được chính xác chất lượng nước và các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh trong nước, cần phải đem mẫu nước đến các trung tâm, cơ quan kiểm nghiệm uy tín được cấp phép. Không có bất kỳ một thiết bị, dụng cụ hay thuốc thử nào có thể kiểm tra được nhiều loại nước khác nhau. Mỗi thiết bị, dụng cụ hay thuốc thử chỉ có thể kiểm tra được một số chỉ tiêu nhất định của nước.